• Trang chủ
  • TRANG CHỦ FTU

Sidebar

  • Trang chủ
  • TRANG CHỦ FTU

Magazine menu

  • GIỚI THIỆU
  • CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
    • Miễn giảm học phí và Hỗ trợ chi phí học tập
    • Hỗ trợ lớp trưởng
  • RÈN LUYỆN SINH VIÊN
    • Thông báo rèn luyện
    • Kết quả đánh giá
  • VĂN BẢN - BIỂU MẪU
    • Văn bản của Bộ giáo dục và đào tạo
    • Văn bản của Trường
    • Biểu mẫu
  • THÔNG BÁO
    • Tuần sinh hoạt Công dân Sinh viên
    • Lịch tiếp sinh viên
    • Thư viện ảnh FTU
    • Các thông báo khác
Teline V Teline V Teline V Best News Template For Joomla
06
CN, 07
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
    • Miễn giảm học phí và Hỗ trợ chi phí học tập
    • Hỗ trợ lớp trưởng
  • RÈN LUYỆN SINH VIÊN
    • Thông báo rèn luyện
    • Kết quả đánh giá
  • VĂN BẢN - BIỂU MẪU
    • Văn bản của Bộ giáo dục và đào tạo
    • Văn bản của Trường
    • Biểu mẫu
  • THÔNG BÁO
    • Tuần sinh hoạt Công dân Sinh viên
    • Lịch tiếp sinh viên
    • Thư viện ảnh FTU
    • Các thông báo khác

QUY CHẾ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

Chi tiết
Văn bản của Bộ giáo dục và đào tạo
26 Tháng 9 2018

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Quy chế này quy định đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, bao gồm: tổ chức đào tạo; kiểm tra và thi học phần; xét và công nhận tốt nghiệp.
  2. Quy chế này áp dụng đối với sinh viên các khóa đào tạo hệ chính quy ở trình độ đại học và cao đẳng trong các đại học, học viện, trường đại học và trường cao đẳng (sau đây gọi tắt là trường) thực hiện theo hình thức tích lũy tín chỉ.

Điều 2. Chương trình giáo dục đại học

  1. Chương trình giáo dục đại học (sau đây gọi tắt là chương trình) thể hiện mục tiêu giáo dục đại học, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi học phần, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học.
  2. Chương trình được các trường xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Mỗi chương trình gắn với một ngành (kiểu đơn ngành) hoặc với một vài ngành (kiểu song ngành; kiểu ngành chính - ngành phụ; kiểu 2 văn bằng).

  1. Chương trình được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp.

Điều 3. Học phần và Tín chỉ

  1. Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích lũy trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần phải được ký hiệu bằng một mã số riêng do trường quy định.
  2. Có hai loại học phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn.
  3. a) Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy;
  4. b) Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết, nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hóa hướng chuyên môn hoặc được   tự chọn tùy ý để tích lũy đủ số học phần quy định cho mỗi               chương trình.     
  5. Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp.

            Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.

            Hiệu trưởng các trường quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học phần cho phù hợp với đặc điểm của trường.

  1. Đối với những chương trình, khối lượng của từng học phần đã được tính theo đơn vị học trình, thì 1,5 đơn vị học trình được quy đổi thành 1 tín chỉ.
  2. Một tiết học được tính bằng 50 phút.

Điều 4. Thời gian hoạt động giảng dạy

Thời gian hoạt động giảng dạy của trường được tính từ 8 giờ đến 20 giờ hằng ngày. Tùy theo tình hình thực tế của trường, Hiệu trưởng quy định cụ thể thời gian hoạt động giảng dạy của trường.

Tùy theo số lượng sinh viên, số lớp học cần tổ chức và điều kiện cơ sở vật chất của trường, Trưởng phòng Đào tạo sắp xếp thời khóa biểu hàng ngày cho các lớp.

Điều 5. Đánh giá kết quả học tập

Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ qua các tiêu chí sau:

  1. Số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng ký học vào đầu mỗi học kỳ (gọi tắt là khối lượng học tập đăng ký).
  2. Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình có trọng số của các học phần mà sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó, với trọng số là số tín chỉ tương ứng của từng học phần.
  3. Khối lượng kiến thức tích lũy là khối lượng tính bằng tổng số tín chỉ của những học phần đã được đánh giá theo thang điểm chữ A, B, C, D tính từ đầu khóa học.
  4. Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các học phần và được đánh giá bằng các điểm chữ A, B, C, D mà sinh viên đã tích lũy được, tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi học kỳ.

Chương II

TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

Điều 6. Thời gian và kế hoạch đào tạo

  1. Các trường tổ chức đào tạo theo khóa học, năm học và học kỳ.
  2. a) Khóa học là thời gian thiết kế để sinh viên hoàn thành một chương trình cụ thể. Tùy thuộc chương trình, khóa học được quy định như sau:

            - Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo;

             - Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng ngành đào tạo.

  1. b) Một năm học có hai học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuần thực học và 3 tuần thi. Ngoài hai học kỳ chính, Hiệu trưởng xem xét quyết định tổ chức thêm một kỳ học phụ để sinh viên có điều kiện được học lại; học bù hoặc học vượt. Mỗi học kỳ phụ có ít nhất 5 tuần thực học và 1 tuần thi.
  2. Căn cứ vào khối lượng và nội dung kiến thức tối thiểu quy định cho các chương trình, Hiệu trưởng dự kiến phân bổ số học phần cho từng năm học, từng học kỳ.
  3. Thời gian tối đa hoàn thành chương trình bao gồm: thời gian thiết kế cho chương trình quy định tại khoản 1 của Điều này, cộng với 2 học kỳ đối với các khóa học dưới 3 năm; 4 học kỳ đối với các khóa học từ 3 đến dưới 5 năm; 6 học kỳ đối với các khóa học từ 5 đến 6 năm.

Tùy theo điều kiện đào tạo của nhà trường, Hiệu trưởng quy định thời gian tối đa cho mỗi chương trình, nhưng không được vượt quá hai lần so với thời gian thiết kế cho chương trình đó.

Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy không bị hạn chế về thời gian tối đa để hoàn thành chương trình.

Điều 7. Đăng ký nhập học 

  1. Khi đăng ký vào học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại trường đại học, trường cao đẳng, ngoài các giấy tờ phải nộp theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành, sinh viên phải nộp cho Phòng Đào tạo đơn xin học theo hệ thống tín chỉ theo mẫu do trường quy định. Tất cả giấy tờ khi sinh viên nhập học phải được xếp vào túi hồ sơ của từng cá nhân do Phòng Đào tạo của trường quản lý.
  2. Sau khi xem xét thấy đủ điều kiện nhập học, Phòng Đào tạo trình Hiệu trưởng ký quyết định công nhận người đến học là sinh viên chính thức của trường và cấp cho họ:
  3. Thẻ sinh viên;
  4. Sổ đăng ký học tập;
  5. Phiếu nhận cố vấn học tập.
  6. Mọi thủ tục đăng ký nhập học phải được hoàn thành trong thời hạn theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.
  7. Sinh viên nhập học phải được trường cung cấp đầy đủ các thông tin về mục tiêu, nội dung và kế hoạch học tập của các chương trình, quy chế đào tạo, nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên.

Điều 8. Sắp xếp sinh viên vào học các chương trình hoặc ngành đào tạo

  1. Đối với những trường xác định điểm trúng tuyển theo chương trình (hoặc theo ngành đào tạo) trong kỳ thi tuyển sinh, thì những thí sinh đạt yêu cầu xét tuyển được trường sắp xếp vào học các chương trình (hoặc ngành đào tạo) đã đăng ký.
  2. Đối với những trường xác định điểm trúng tuyển theo nhóm chương trình (hoặc theo nhóm ngành đào tạo) trong kỳ thi tuyển sinh, đầu khóa học trường công bố công khai chỉ tiêu đào tạo cho từng chương trình (hoặc từng ngành đào tạo). Căn cứ vào đăng ký chọn chương trình (hoặc ngành đào tạo), điểm thi tuyển sinh và kết quả học tập, trường sắp xếp sinh viên vào các chương trình (hoặc ngành đào tạo). Mỗi sinh viên được đăng ký một số nguyện vọng chọn chương trình (hoặc ngành đào tạo) theo thứ tự ưu tiên. Hiệu trưởng quy định số lượng và tiêu chí cụ thể đối với từng chương trình (hoặc ngành đào tạo) để sinh viên đăng ký.

Điều 9. Tổ chức lớp học

Lớp học được tổ chức theo từng học phần dựa vào đăng ký khối lượng học tập của sinh viên ở từng học kỳ. Hiệu trưởng quy định số lượng sinh viên tối thiểu cho mỗi lớp học tùy theo từng loại học phần được giảng dạy trong trường. Nếu số lượng sinh viên đăng ký thấp hơn số lượng tối thiểu quy định thì lớp học sẽ không được tổ chức và sinh viên phải đăng ký chuyển sang học những học phần khác có lớp, nếu chưa đảm bảo đủ quy định về khối lượng học tập tối thiểu cho mỗi học kỳ.

Điều 10. Đăng ký khối lượng học tập

  1. Đầu mỗi năm học, trường phải thông báo lịch trình học dự kiến cho từng chương trình trong từng học kỳ, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn dự kiến sẽ dạy, đề cương chi tiết, điều kiện tiên quyết để được đăng ký học cho từng học phần, lịch kiểm tra và thi, hình thức kiểm tra và thi đối với các học phần.
  2. Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, tùy theo khả năng và điều kiện học tập của bản thân, từng sinh viên phải đăng ký học các học phần dự định sẽ học trong học kỳ đó với Phòng Đào tạo của trường. Có 3 hình thức đăng ký các học phần sẽ học trong mỗi học kỳ: đăng ký sớm, đăng ký bình thường và đăng ký muộn.
  3. a) Đăng ký sớm là hình thức đăng ký được thực hiện trước thời điểm bắt đầu học kỳ 2 tháng;
  4. b) Đăng ký bình thường là hình thức đăng ký được thực hiện trước thời điểm bắt đầu học kỳ 2 tuần;
  5. c) Đăng ký muộn là hình thức đăng ký được thực hiện trong 2 tuần đầu của học kỳ chính hoặc trong tuần đầu của học kỳ phụ cho những sinh viên muốn đăng ký học thêm hoặc đăng ký học đổi sang học phần khác khi không có lớp;

Tùy điều kiện đào tạo của từng trường, Hiệu trưởng xem xét, quyết định các hình thức đăng ký thích hợp.

  1. Khối lượng học tập tối thiểu mà mỗi sinh viên phải đăng ký trong mỗi học kỳ được quy định như sau:
  2. a) 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên được xếp hạng học lực bình thường;
  3. b) 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu.
  4. c) Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên ở học kỳ phụ.
  5. Sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu chỉ được đăng ký khối lượng học tập không quá 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ. Không hạn chế khối lượng đăng ký học tập của những sinh viên xếp hạng học lực bình thường.
  6. Việc đăng ký các học phần sẽ học cho từng học kỳ phải bảo đảm điều kiện tiên quyết của từng học phần và trình tự học tập của mỗi chương trình cụ thể.
  7. Phòng Đào tạo của trường chỉ nhận đăng ký khối lượng học tập của sinh viên ở mỗi học kỳ khi đã có chữ ký chấp thuận của cố vấn học tập trong sổ đăng ký học tập hoặc theo quy định của Hiệu trưởng. Khối lượng đăng ký học tập của sinh viên theo từng học kỳ phải được ghi vào phiếu đăng ký học do Phòng Đào tạo của trường lưu giữ.

Điều 11. Rút bớt học phần đã đăng ký

  1. Việc rút bớt học phần trong khối lượng học tập đã đăng ký chỉ được chấp nhận sau 6 tuần kể từ đầu học kỳ chính, nhưng không muộn quá 8 tuần; sau 2 tuần kể từ đầu học kỳ phụ, nhưng không muộn quá 4 tuần. Ngoài thời hạn trên học phần vẫn được giữ nguyên trong phiếu đăng ký học và nếu sinh viên không đi học sẽ được xem như tự ý bỏ học và phải nhận điểm F.
  2. Điều kiện rút bớt các học phần đã đăng ký:
  3. a) Sinh viên phải tự viết đơn gửi Phòng Đào tạo của trường;
  4. b) Được cố vấn học tập chấp thuận hoặc theo quy định của Hiệu trưởng;
  5. c) Không vi phạm khoản 2 Điều 10 của Quy chế này.

Sinh viên chỉ được phép bỏ lớp đối với học phần xin               rút bớt, sau khi giảng viên phụ trách nhận giấy báo của Phòng            Đào tạo.

Điều 12. Đăng ký học lại

  1. Sinh viên có học phần bắt buộc bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó ở một trong các học kỳ tiếp theo cho đến khi đạt điểm A, B, C hoặc D.
  2. Sinh viên có học phần tự chọn bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó hoặc học đổi sang học phần tự chọn tương đương khác.
  3. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này, sinh viên được quyền đăng ký học lại hoặc học đổi sang học phần khác đối với các học phần bị điểm D để cải thiện điểm trung bình chung tích lũy.

Điều 13. Nghỉ ốm

Sinh viên xin nghỉ ốm trong quá trình học hoặc trong đợt thi, phải viết đơn xin phép gửi Trưởng khoa trong vòng một tuần kể từ ngày ốm, kèm theo giấy chứng nhận của cơ quan y tế trường, hoặc y tế địa phương hoặc của bệnh viện.

Điều 14. Xếp hạng năm đào tạo và học lực

  1. Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào khối lượng kiến thức tích lũy, sinh viên được xếp hạng năm đào tạo như sau:

 a) Sinh viên năm thứ nhất:

Nếu khối lượng kiến thức tích lũy dưới 30 tín chỉ;

 b) Sinh viên năm thứ hai:

Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 30 tín chỉ đến dưới 60 tín chỉ;

c) Sinh viên năm thứ ba:

Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 60 tín chỉ đến dưới 90 tín chỉ;

d) Sinh viên năm thứ tư:

Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 90 tín chỉ đến dưới 120 tín chỉ;

đ) Sinh viên năm thứ năm:

Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 120 tín chỉ đến dưới 150 tín chỉ;

e) Sinh viên năm thứ sáu:

Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 150 tín chỉ trở lên.

  1. Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào điểm trung bình chung tích lũy, sinh viên được xếp hạng về học lực như sau:
  2. a) Hạng bình thường: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2,00 trở lên.
  3. b) Hạng yếu: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00, nhưng chưa rơi vào trường hợp bị buộc thôi học.
  4. Kết quả học tập trong học kỳ phụ được gộp vào kết quả học tập trong học kỳ chính ngay trước học kỳ phụ để xếp hạng sinh viên về học lực.

            Điều 15. Nghỉ học tạm thời

  1. Sinh viên được quyền viết đơn gửi Hiệu trưởng xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:
  2. a) Được điều động vào các lực lượng vũ trang;
  3. b) Bị ốm hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài, nhưng phải có giấy xác nhận của cơ quan y tế;
  4. c) Vì nhu cầu cá nhân. Trường hợp này, sinh viên phải học ít nhất một học kỳ ở trường, không rơi vào các trường hợp bị buộc thôi học quy định tại Điều 16 của Quy chế này và phải đạt điểm trung bình chung tích lũy không dưới 2,00. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy chế này.
  5. Sinh viên nghỉ học tạm thời, khi muốn trở lại học tiếp tại trường, phải viết đơn gửi Hiệu trưởng ít nhất một tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới.

            Điều 16. Bị buộc thôi học

  1. Sau mỗi học kỳ, sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
  2. a) Có điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học; đạt dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo hoặc đạt dưới 1,10 đối với 2 học kỳ liên tiếp;
  3. b) Có điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất; dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai; dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc dưới 1,80 đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khóa;
  4. c) Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại trường quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy chế này;
  5. d) Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 29 của Quy chế này hoặc bị kỷ luật ở mức xoá tên khỏi danh sách sinh viên của trường.
  6. Chậm nhất là một tháng sau khi sinh viên có quyết định buộc thôi học, trường phải thông báo trả về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú. Trường hợp tại trường sinh viên đã học hoặc tại những trường khác có các chương trình đào tạo ở trình độ thấp hơn hoặc chương trình giáo dục thường xuyên tương ứng, thì những sinh viên thuộc diện bị buộc thôi học quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 của Điều này, được quyền xin xét chuyển qua các chương trình đó và được bảo lưu một phần kết quả học tập ở chương trình cũ khi học ở các chương trình mới này. Hiệu trưởng xem xét quyết định cho bảo lưu kết quả học tập đối với từng trường hợp cụ thể.

            Điều 17. Học cùng lúc hai chương trình

  1. Sinh viên học cùng lúc hai chương trình là sinh viên có nhu cầu đăng ký học thêm một chương trình thứ hai để khi tốt nghiệp được cấp hai văn bằng.
  2. Điều kiện để học cùng lúc hai chương trình:
  3. a) Ngành đào tạo chính ở chương trình thứ hai phải khác ngành đào tạo chính ở chương trình thứ nhất;
  4. b) Sau khi đã kết thúc học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình thứ nhất;
  5. c) Sinh viên không thuộc diện xếp hạng học lực yếu ở chương trình thứ nhất;
  6. Sinh viên đang học thêm chương trình thứ hai, nếu rơi vào diện bị xếp hạng học lực yếu của chương trình thứ hai, phải dừng học thêm chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo.
  7. Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất, quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy chế này. Khi học chương trình thứ hai, sinh viên được bảo lưu điểm của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất.
  8. Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất.

            Điều 18. Chuyển trường

  1. Sinh viên được xét chuyển trường nếu có các điều kiện sau đây:
  2. a) Trong thời gian học tập, nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển đến trường gần nơi cư trú của gia đình để thuận lợi trong học tập;
  3. b) Xin chuyển đến trường có cùng ngành hoặc thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo mà sinh viên đang học;
  4. c) Được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến;
  5. d) Không thuộc một trong các trường hợp không được phép chuyển trường quy định tại khoản 2 Điều này.
  6. Sinh viên không được phép chuyển trường trong các trường hợp sau:
  7. a) Sinh viên đã tham dự kỳ thi tuyển sinh theo đề thi chung, nhưng không trúng tuyển vào trường hoặc có kết quả thi thấp hơn điểm trúng tuyển của trường xin chuyển đến;
  8. b) Sinh viên thuộc diện nằm ngoài vùng tuyển quy định của trường xin chuyển đến;
  9. c) Sinh viên năm thứ nhất và năm cuối khóa;
  10. d) Sinh viên đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
  11. Thủ tục chuyển trường:
  12. a) Sinh viên xin chuyển trường phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo quy định của nhà trường;
  13. b) Hiệu trưởng trường có sinh viên xin chuyển đến quyết định tiếp nhận hoặc không tiếp nhận; quyết định việc học tập tiếp tục của sinh viên, công nhận các học phần mà sinh viên chuyển đến được chuyển đổi kết quả và số học phần phải học bổ sung, trên cơ sở so sánh chương trình ở trường sinh viên xin chuyển đi và trường xin chuyển đến.

Chương III

KIỂM TRA VÀ THI HỌC PHẦN

            Điều 19. Đánh giá học phần

  1. Đối với các học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành: Tùy theo tính chất của học phần, điểm tổng hợp đánh giá học phần (sau đây gọi tắt là điểm học phần) được tính căn cứ vào một phần hoặc tất cả các điểm đánh giá bộ phận, bao gồm: điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập; điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận; điểm đánh giá phần thực hành; điểm chuyên cần; điểm thi giữa học phần; điểm tiểu luận và điểm thi kết thúc học phần, trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và có trọng số không dưới 50%.

Việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ phận và trọng số của các điểm đánh giá bộ phận, cũng như cách tính điểm tổng hợp đánh giá học phần do giảng viên đề xuất, được Hiệu trưởng phê duyệt và phải được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.

  1. Đối với các học phần thực hành: Sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực hành. Điểm trung bình cộng của điểm các bài thực hành trong học kỳ được làm tròn đến một chữ số thập phân là điểm của học phần thực hành.
  2. Giảng viên phụ trách học phần trực tiếp ra đề thi, đề kiểm tra và cho điểm đánh giá bộ phận, trừ bài thi kết thúc             học phần.

            Điều 20. Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần

  1. Cuối mỗi học kỳ, trường tổ chức một kỳ thi chính và nếu có điều kiện, tổ chức thêm một kỳ thi phụ để thi kết thúc học phần. Kỳ thi phụ dành cho những sinh viên không tham dự kỳ thi chính hoặc có học phần bị điểm F ở kỳ thi chính và được tổ chức sớm nhất là hai tuần sau kỳ thi chính.
  2. Thời gian dành cho ôn thi mỗi học phần tỷ lệ thuận với số tín chỉ của học phần đó, ít nhất là 2/3 ngày cho một tín chỉ. Hiệu trưởng quy định cụ thể thời gian dành cho ôn thi và thời gian thi cho các kỳ thi.

            Điều 21. Ra đề thi, hình thức thi, chấm thi và số lần được dự thi kết thúc học phần

  1. Đề thi kết thúc học phần phải phù hợp với nội dung học phần đã quy định trong chương trình. Việc ra đề thi hoặc lấy từ ngân hàng đề thi được thực hiện theo quy định của Hiệu trưởng.
  2. Hình thức thi kết thúc học phần có thể là thi viết (trắc nghiệm hoặc tự luận), vấn đáp, viết tiểu luận, làm bài tập lớn, hoặc kết hợp giữa các hình thức trên. Hiệu trưởng duyệt các hình thức thi thích hợp cho từng học phần.
  3. Việc chấm thi kết thúc các học phần chỉ có lý thuyết và việc chấm tiểu luận, bài tập lớn phải do hai giảng viên đảm nhiệm.

            Hiệu trưởng quy định việc bảo quản các bài thi, quy trình chấm thi và lưu giữ các bài thi sau khi chấm. Thời gian lưu giữ các bài thi viết, tiểu luận, bài tập lớn ít nhất là hai năm, kể từ ngày thi hoặc ngày nộp tiểu luận, bài tập lớn.

  1. Thi vấn đáp kết thúc học phần phải do hai giảng viên thực hiện. Điểm thi vấn đáp được công bố công khai sau mỗi buổi thi. Trong trường hợp hai giảng viên chấm thi không thống nhất được điểm chấm thì các giảng viên chấm thi trình Trưởng bộ môn hoặc Trưởng khoa quyết định.

            Các điểm thi kết thúc học phần và điểm học phần phải ghi vào bảng điểm theo mẫu thống nhất của trường, có chữ ký của cả hai giảng viên chấm thi và làm thành ba bản. Một bản lưu tại bộ môn, một bản gửi về văn phòng khoa và một bản gửi về Phòng  Đào tạo của trường, chậm nhất một tuần sau khi kết thúc chấm thi học phần.

  1. Sinh viên vắng mặt trong kỳ thi kết thúc học phần, nếu không có lý do chính đáng coi như đã dự thi một lần và phải nhận điểm 0 ở kỳ thi chính. Những sinh viên này khi được Trưởng khoa cho phép được dự thi một lần ở kỳ thi phụ ngay sau đó (nếu có).
  2. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng ở kỳ thi chính, nếu được Trưởng khoa cho phép, được dự thi ở kỳ thi phụ ngay sau đó (nếu có), điểm thi kết thúc học phần được coi là điểm thi lần đầu. Trường hợp không có kỳ thi phụ hoặc thi không đạt trong kỳ thi phụ những sinh viên này sẽ phải dự thi tại các kỳ thi kết thúc học phần ở các học kỳ sau hoặc học kỳ phụ.

            Điều 22. Cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm             học phần

  1. Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
  2. Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ như sau:
  3. a) Loại đạt: A (8,5 - 10) Giỏi

                   B (7,0 - 8,4)          Khá

                               C (5,5 - 6,9)          Trung bình

                   D (4,0 - 5,4)         Trung bình yếu

  1. b) Loại không đạt: F (dưới 4,0) Kém
  2. c) Đối với những học phần chưa đủ cơ sở để đưa vào tính điểm trung bình chung học kỳ, khi xếp mức đánh giá được sử dụng các kí hiệu sau:

                   I    Chưa đủ dữ liệu đánh giá.

                  X   Chưa nhận được kết quả thi.

  1. d) Đối với những học phần được nhà trường cho phép chuyển điểm, khi xếp mức đánh giá được sử dụng kí hiệu R viết kèm với kết quả.
  2. Việc xếp loại các mức điểm A, B, C, D, F được áp dụng cho các trường hợp sau đây:
  3. a) Đối với những học phần mà sinh viên đã có đủ điểm đánh giá bộ phận, kể cả trường hợp bỏ học, bỏ kiểm tra hoặc bỏ thi không có lý do phải nhận điểm 0;
  4. b) Chuyển đổi từ mức điểm I qua, sau khi đã có các kết quả đánh giá bộ phận mà trước đó sinh viên được giảng viên cho phép nợ;
  5. c) Chuyển đổi từ các trường hợp X qua.
  6. Việc xếp loại ở mức điểm F ngoài những trường hợp như đã nêu ở khoản 3 Điều này, còn áp dụng cho trường hợp sinh viên vi phạm nội quy thi, có quyết định phải nhận mức điểm F.
  7. Việc xếp loại theo mức điểm I được áp dụng cho các trường hợp sau đây:
  8. a) Trong thời gian học hoặc trong thời gian thi kết thúc học kỳ, sinh viên bị ốm hoặc tai nạn không thể dự kiểm tra hoặc thi, nhưng phải được Trưởng khoa cho phép;
  9. b) Sinh viên không thể dự kiểm tra bộ phận hoặc thi vì những lý do khách quan, được Trưởng khoa chấp thuận.

Trừ các trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng quy định, trước khi bắt đầu học kỳ mới kế tiếp, sinh viên nhận mức điểm I phải trả xong các nội dung kiểm tra bộ phận còn nợ để được chuyển điểm. Trường hợp sinh viên chưa trả nợ và chưa chuyển điểm nhưng không rơi vào trường hợp bị buộc thôi học thì vẫn được học tiếp ở các học kỳ kế tiếp.

  1. Việc xếp loại theo mức điểm X được áp dụng đối với những học phần mà Phòng Đào tạo của trường chưa nhận được báo cáo kết quả học tập của sinh viên từ khoa chuyển lên.
  2. Ký hiệu R được áp dụng cho các trường hợp sau:
  3. a) Điểm học phần được đánh giá ở các mức điểm A, B, C, D trong đợt đánh giá đầu học kỳ (nếu có) đối với một số học phần được phép thi sớm để giúp sinh viên học vượt.
  4. b) Những học phần được công nhận kết quả, khi sinh viên chuyển từ trường khác đến hoặc chuyển đổi giữa các chương trình.

            Điều 23. Cách tính điểm trung bình chung

  1. Để tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy, mức điểm chữ của mỗi học phần phải được quy đổi qua điểm số như sau:

A         tương ứng với             4

B          tương ứng với             3

C          tương ứng với             2

D         tương ứng với             1

F          tương ứng với             0

Trường hợp sử dụng thang điểm chữ có nhiều mức, Hiệu trưởng quy định quy đổi các mức điểm chữ đó qua các điểm số thích hợp, với một chữ số thập phân.

  1. Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân:

            Trong đó:

A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy

            ai là điểm của học phần thứ i

            ni là số tín chỉ của học phần thứ i

            n là tổng số học phần.

            Điểm trung bình chung học kỳ để xét học bổng, khen thưởng sau mỗi học kỳ chỉ tính theo kết quả thi kết thúc học phần ở lần thi thứ nhất. Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy để xét thôi học, xếp hạng học lực sinh viên và xếp hạng tốt nghiệp được tính theo điểm thi kết thúc học phần cao nhất trong các lần thi.

Chương IV

XÉT VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP

            Điều 24. Thực tập cuối khóa, làm đồ án hoặc Khóa luận tốt nghiệp

  1. Đầu học kỳ cuối khóa, các sinh viên được đăng ký làm đồ án, Khóa luận tốt nghiệp hoặc học thêm một số học phần chuyên môn được quy định như sau:
  2. a) Làm đồ án, Khóa luận tốt nghiệp: áp dụng cho sinh viên đạt mức quy định của trường. Đồ án, Khóa luận tốt nghiệp là học phần có khối lượng không quá 14 tín chỉ cho trình độ đại học và 5 tín chỉ cho trình độ cao đẳng. Hiệu trưởng quy định khối lượng cụ thể phù hợp với yêu cầu đào tạo của trường.
  3. b) Học và thi một số học phần chuyên môn: sinh viên không được giao làm đồ án, Khóa luận tốt nghiệp phải đăng ký học thêm một số học phần chuyên môn, nếu chưa tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho chương trình.
  4. Tùy theo điều kiện của trường và đặc thù của từng ngành đào tạo, Hiệu trưởng quy định:
  5. a) Các điều kiện để sinh viên được đăng ký làm đồ án hoặc Khóa luận tốt nghiệp;
  6. b) Hình thức và thời gian làm đồ án, Khóa luận tốt nghiệp;
  7. c) Hình thức chấm đồ án, Khóa luận tốt nghiệp;
  8. d) Nhiệm vụ của giảng viên hướng dẫn; trách nhiệm của bộ môn và khoa đối với sinh viên trong thời gian làm đồ án, Khóa luận tốt nghiệp.
  9. Đối với một số ngành đào tạo đòi hỏi phải dành nhiều thời gian cho thí nghiệm hoặc khảo sát để sinh viên hoàn thành đồ án, Khóa luận tốt nghiệp, trường có thể bố trí thời gian làm đồ án, Khóa luận tốt nghiệp kết hợp với thời gian thực tập chuyên môn cuối khóa.

            Điều 25. Chấm đồ án, Khóa luận tốt nghiệp

  1. Hiệu trưởng quyết định danh sách giảng viên chấm đồ án, Khóa luận tốt nghiệp. Việc chấm mỗi đồ án, Khóa luận tốt nghiệp phải do 2 giảng viên đảm nhiệm.
  2. Điểm của đồ án, Khóa luận tốt nghiệp được chấm theo thang điểm chữ theo quy định tại các mục a và b, khoản 2, Điều 22 của Quy chế này. Kết quả chấm đồ án, Khóa luận tốt nghiệp được công bố chậm nhất là 3 tuần, kể từ ngày nộp đồ án, khóa luận tốt nghiệp.

Điểm đồ án, Khóa luận tốt nghiệp được tính vào điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học.

  1. Sinh viên có đồ án, Khóa luận tốt nghiệp bị điểm F, phải đăng ký làm lại đồ án, Khóa luận tốt nghiệp; hoặc phải đăng ký học thêm một số học phần chuyên môn để thay thế, sao cho tổng số tín chỉ của các học phần chuyên môn học thêm tương đương với số tín chỉ của đồ án, Khóa luận tốt nghiệp.

            Điều 26. Thực tập cuối khóa và điều kiện xét tốt nghiệp của một số ngành đào tạo đặc thù

Đối với một số ngành đào tạo đặc thù thuộc các lĩnh vực nghệ thuật, kiến trúc, y tế, thể dục - thể thao, Hiệu trưởng quy định nội dung, hình thức thực tập cuối khóa; hình thức chấm đồ án, Khóa luận tốt nghiệp; điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp phù hợp với đặc điểm các chương trình của trường.

            Điều 27. Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận                     tốt nghiệp

  1. Những sinh viên có đủ các điều kiện sau thì được trường xét và công nhận tốt nghiệp:
  2. a) Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;
  3. b) Tích lũy đủ số học phần quy định cho chương trình đào tạo: với khối lượng không dưới 180 tín chỉ đối với khóa đại học 6 năm; 150 tín chỉ đối với khóa đại học 5 năm; 120 tín chỉ đối với khóa đại học 4 năm; 90 tín chỉ đối với khóa cao đẳng 3 năm; 60 tín chỉ đối với khóa cao đẳng 2 năm. Hiệu trưởng quy định cụ thể khối lượng kiến thức tối thiểu cho từng chương trình được triển khai đào tạo trong phạm vi trường mình;
  4. c) Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên;
  5. d) Thỏa mãn một số yêu cầu về kết quả học tập đối với nhóm học phần thuộc ngành đào tạo chính do Hiệu trưởng quy định;

đ) Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất đối với các ngành đào tạo không chuyên về quân sự và thể dục -    thể thao.

  1. Sau mỗi học kỳ, Hội đồng xét tốt nghiệp căn cứ các điều kiện công nhận tốt nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này để lập danh sách những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.

            Hội đồng xét tốt nghiệp trường do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng ủy quyền làm Chủ tịch, trưởng Phòng Đào tạo làm Thư ký và các thành viên là các Trưởng khoa chuyên môn, Trưởng phòng Công tác sinh viên.

  1. Căn cứ đề nghị của Hội đồng xét tốt nghiệp, Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp cho những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.

            Điều 28. Cấp bằng tốt nghiệp, bảo lưu kết quả học tập, chuyển chương trình đào tạo và chuyển loại hình đào tạo

  1. Bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng được cấp theo ngành đào tạo chính (đơn ngành hoặc song ngành). Hạng tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học, như sau:
  2. a) Loại xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;
  3. b) Loại giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20  đến 3,59;
  4. c) Loại khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;
  5. d) Loại trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49.
  6. Hạng tốt nghiệp của những sinh viên có kết quả học tập toàn khóa loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức, nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
  7. a) Có khối lượng của các học phần phải thi lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;
  8. b) Đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
  9. Kết quả học tập của sinh viên phải được ghi vào bảng điểm theo từng học phần. Trong bảng điểm còn phải ghi chuyên ngành (hướng chuyên sâu) hoặc ngành phụ (nếu có).
  10. Nếu kết quả học tập của sinh viên thỏa mãn những quy định tại khoản 1 Điều 27 của Quy chế này đối với một số chương trình đào tạo tương ứng với các ngành đào tạo khác nhau, thì sinh viên được cấp các bằng tốt nghiệp khác nhau tương ứng với các ngành đào tạo đó.
  11. Sinh viên còn nợ chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất, nhưng đã hết thời gian tối đa được phép học, trong thời hạn 5 năm tính từ ngày phải ngừng học, được trở về trường trả nợ để có đủ điều kiện xét tốt nghiệp.
  12. Sinh viên không tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận về các học phần đã học trong chương trình của trường. Những sinh viên này nếu có nguyện vọng, được quyền làm đơn xin chuyển qua các chương trình khác theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Quy chế này.

Chương V

XỬ LÝ VI PHẠM

            Điều 29. Xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm các quy định về thi, kiểm tra 

  1. Trong khi dự kiểm tra thường xuyên, chuẩn bị tiểu luận, bài tập lớn, thi giữa học phần, thi kết thúc học phần, chuẩn bị đồ án, Khóa luận tốt nghiệp, nếu vi phạm quy chế, sinh viên sẽ bị xử lý kỷ luật với từng học phần đã vi phạm.
  2. Sinh viên đi thi hộ hoặc nhờ người khác thi hộ, đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập một năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.
  3. Trừ trường hợp như quy định tại khoản 2 của Điều này, mức độ sai phạm và khung xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm được thực hiện theo các quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.

QUY CHẾ CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN NỘI TRÚ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN

Chi tiết
Văn bản của Bộ giáo dục và đào tạo
26 Tháng 9 2018

(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-BGDĐT ngày 27/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Quy chế này quy định về công tác học sinh, sinh viên nội trú tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: quyền và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên (HSSV) nội trú; nội dung công tác HSSV nội trú; hệ thống tổ chức, quản lý.
  2. Quy chế này áp dụng đối với học sinh, sinh viên ở trong khu nội trú (sau đây gọi chung là HSSV nội trú) của các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là nhà trường); các tổ chức và cá nhân có liên quan.
  3. Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú thực hiện các quy định về nội trú theo Quy chế trường phổ thông dân tộc nội trú.

Điều 2. Yêu cầu của công tác học sinh, sinh viên nội trú

  1. Thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  2. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường với công an, chính quyền địa phương và gia đình HSSV kịp thời giải quyết các vụ việc có liên quan đến HSSV và bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, văn hoá trong khu nội trú.
  3. Khu nội trú hoặc ký túc xá (sau đây gọi chung là khu nội trú) phải có các điều kiện, tiện nghi tối thiểu bảo đảm nhu cầu ở, học tập, sinh hoạt của HSSV nội trú; thiết bị phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường.

Điều 3. Khu nội trú

  1. Khu nội trú là nơi để HSSV tạm trú trong thời gian học tại trường, do nhà trường tổ chức quản lý.
  2. Khu nội trú phải có biển tên được đặt tại cổng chính, trên đó ghi rõ tên gọi và địa chỉ đầy đủ bằng tiếng Việt.
  3. Khu nội trú phải có nội quy đặt ở nơi dễ quan sát; có phòng trực, văn phòng làm việc của Ban quản lý khu nội trú; có các phương tiện để phục vụ thông tin, phát thanh tuyên truyền cho HSSV trong khu nội trú.
  4. Nhà, phòng ở, phòng sinh hoạt chung phải có biển tên nhà, số phòng, biển tên các phòng sinh hoạt chung.
  5. Không được tổ chức hoạt động mê tín, dị đoan và các sinh hoạt tôn giáo dưới bất cứ hình thức nào trong khu nội trú.
  6. Có khu trông, giữ các phương tiện giao thông của HSSV, bảo đảm an toàn, thuận tiện.
  7. Có các loại hình dịch vụ và các điều kiện đảm bảo sinh hoạt của HSSV nội trú.

Điều 4. Đối tượng ưu tiên tiếp nhận ở nội trú

Khi tiếp nhận HSSV vào ở nội trú, trong trường hợp số người có nguyện vọng vào ở nội trú lớn hơn khả năng tiếp nhận của khu nội trú thì thứ tự ưu tiên theo đối tượng HSSV như sau:

  1. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, HSSV khuyết tật.
  2. Con liệt sỹ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của người có công.
  3. HSSV có hộ khẩu thường trú tại vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
  4. Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số.
  5. Con mồ côi cả cha và mẹ.
  6. HSSV là con hộ nghèo, cận nghèo theo quy định hiện hành của Nhà nước.
  7. HSSV nữ.
  8. HSSV tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên, khu nội trú hoặc các tổ chức xã hội tổ chức.

Chương II

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HỌC SINH,                                     SINH VIÊN NỘI TRÚ

Điều 5. Quyền của học sinh, sinh viên nội trú

  1. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được ở và sử dụng các trang thiết bị trong khu nội trú theo hợp đồng nội trú đã ký với nhà trường (hoặc Trưởng ban quản lý khu nội trú) để phục vụ học tập và sinh hoạt.
  2. Được tham gia các hoạt động phục vụ đời sống văn hoá, tinh thần do nhà trường tổ chức trong khu nội trú.
  3. Được đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trong khu nội trú.
  4. Được kiến nghị với Trưởng ban quản lý khu nội trú và nhà trường các giải pháp để góp phần xây dựng khu nội trú văn minh, sạch đẹp, an toàn; được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Trưởng ban quản lý khu nội trú của nhà trường giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của HSSV trong khu nội trú.

Điều 6. Nghĩa vụ của học sinh, sinh viên nội trú

  1. Thực hiện đăng ký tạm trú theo đúng quy định của Luật Cư trú hiện hành. Nếu vắng mặt tại khu nội trú quá 1 ngày phải báo với Ban quản lý khu nội trú.
  2. Chấp hành các quy định của khu nội trú về việc tiếp khách trong phòng ở, giờ tự học, tổ chức các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, không gây ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt của HSSV khác trong phòng ở và khu nội trú. Đoàn kết thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa trong khu nội trú.
  3. Tiết kiệm điện, nước, phòng chống cháy nổ, có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản chung trong khu nội trú.
  4. Nộp đủ và đúng hạn phí nội trú theo quy định trong hợp đồng.
  5. Nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản của khu nội trú phải bồi thường theo quy định của Ban quản lý khu nội trú.
  6. Phản ánh kịp thời các vụ việc xảy ra trong khu nội trú liên quan đến HSSV vi phạm nội quy, quy chế và các đề xuất, kiến nghị chính đáng với Ban quản lý khu nội trú.
  7. Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, các hoạt động khác do nhà trường hoặc Ban quản lý khu nội trú tổ chức; tích cực tham gia xây dựng khu nội trú văn minh, sạch đẹp, an toàn.

Điều 7. Các hành vi học sinh, sinh viên nội trú không được làm

  1. Cải tạo phòng, thay đổi hoặc tự ý di chuyển trang thiết bị trong phòng ở; gây mất trật tự, an ninh, vệ sinh môi trường; viết vẽ, che chắn làm mất mỹ quan trong phòng ở và khu sinh hoạt chung của khu nội trú.
  2. Chuyển nhượng hoặc cho thuê lại hợp đồng ở nội trú đã ký với nhà trường hoặc Ban quản lý khu nội trú.
  3. Tự ý đưa người lạ vào phòng ở của khu nội trú khi chưa được phép của Ban quản lý khu nội trú.
  4. Sản xuất, tàng trữ, sử dụng, buôn bán, vận chuyển, phát tán các loại vũ khí, chất gây cháy, gây nổ, hóa chất độc hại, ma túy và các chế phẩm của ma túy, các tài liệu, ấn phẩm, phim ảnh, thông tin phản động, đồi trụy và các tài liệu cấm khác theo quy định của Nhà nước; tổ chức hoặc tham gia đánh bạc, mại dâm dưới mọi hình thức.
  5. Truyền bá các hoạt động mê tín dị đoan, các hoạt động tôn giáo và các hành vi bị cấm khác trong khu nội trú.

Chương III

NỘI DUNG CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN NỘI TRÚ

Điều 8. Tiếp nhận học sinh, sinh viên vào ở nội trú

Căn cứ đơn xin ở nội trú của HSSV viết theo mẫu của nhà trường; đối tượng ưu tiên theo quy định tại Điều 4 có xác nhận hợp lệ kèm theo và điều kiện của khu nội trú, nhà trường xem xét, ký hợp đồng sắp xếp chỗ ở nội trú với HSSV.

Điều 9. Công tác quản lý học sinh, sinh viên nội trú

  1. Phổ biến các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nội quy của nhà trường về công tác HSSV nội trú.
  2. Làm thủ tục đăng ký tạm trú cho HSSV ở nội trú với công an xã, (phường, thị trấn) hoặc hướng dẫn HSSV làm thủ tục đăng ký tạm trú theo quy định hiện hành của pháp luật.
  3. Lập sơ đồ các phòng ở và lập sổ theo dõi HSSV nội trú theo mẫu quy định (tại Phụ lục số II của Quy chế này), cập nhật đầy đủ, kịp thời việc thay đổi chỗ ở của HSSV nội trú.
  4. Phân công cán bộ trực trong khu nội trú 24/24 giờ trong ngày để giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nội quy của HSSV trong khu nội trú và xử lý các vi phạm.
  5. Tổ chức các hoạt động tự quản của HSSV để phát huy vai trò chủ động, trách nhiệm với bản thân và tôn trọng tập thể của HSSV nội trú.
  6. Hàng quý tổ chức đối thoại giữa Ban Giám hiệu nhà trường hoặc Ban quản lý khu nội trú với đại diện HSSV nội trú để kịp thời phát hiện, giải quyết nguyện vọng chính đáng của HSSV nội trú.
  7. Xây dựng tiêu chí thi đua giữa các nhà, các phòng trong khu nội trú về bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, mỹ quan trong phòng ở của khu nội trú.

Điều 10. Công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, phòng chống dịch bệnh và các tệ nạn xã hội trong khu nội trú

  1. Có kế hoạch định kỳ kiểm tra, kịp thời nâng cấp, sửa chữa, tu bổ các công trình hạ tầng cơ sở, công trình phục vụ sinh hoạt của HSSV và các thiết bị khác trong khu nội trú.
  2. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ quản lý và đội tự quản trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong khu nội trú.
  3. Phát huy hiệu quả vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, các hoạt động tự quản của HSSV trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong khu nội trú.
  4. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn HSSV bảo đảm an ninh, trật tự, phòng chống ma túy, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác.
  5. Định kỳ phun thuốc đề phòng dịch bệnh trong khu nội trú. Khi phát hiện dấu hiệu dịch bệnh phải báo ngay cho cơ quan y tế địa phương áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời.
  6. Có cán bộ y tế thường trực để thực hiện sơ cấp cứu ban đầu kịp thời cho HSSV nội trú.

Điều 11. Các hoạt động hỗ trợ cho học sinh, sinh viên nội trú

  1. Tổ chức các dịch vụ trông giữ xe, điện thoại công cộng, Internet, khu vui chơi, giải trí, thể thao trong khu nội trú phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, nhu cầu chính đáng của HSSV để tạo sân chơi lành mạnh, góp phần giáo dục toàn diện cho HSSV nội trú.
  2. Tổ chức các phòng tự học, đọc sách, báo, xem ti vi, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ phục vụ HSSV nội trú.
  3. Tổ chức nhà ăn, trung tâm dịch vụ, căng tin phục vụ cho HSSV nội trú thuận tiện, phù hợp với điều kiện kinh tế của HSSV, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
  4. Tổ chức các hoạt động tư vấn về tâm lý, sức khỏe, kỹ năng sống, học tập, hướng nghiệp và việc làm cho HSSV trong khu vực nội trú.
  5. Tùy điều kiện từng trường có thể tổ chức các khu vực hoặc phòng tự nấu ăn chung cho HSSV trong khu nội trú.
  6. Xây dựng quy định cụ thể về các hoạt động dịch vụ để phục vụ HSSV trong khu nội trú.

Điều 12. Công tác phối hợp

  1. Chủ động phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương để thực hiện có hiệu quả các biện pháp, phương án bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn khu nội trú, xử lý kịp thời các vụ việc liên quan xảy ra trong khu nội trú.
  2. Phối hợp với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam (nếu có) và các tổ chức đoàn thể khác trong trường để tổ chức các hoạt động rèn luyện cho HSSV nội trú, thực hiện nếp sống văn minh trong khu nội trú.

Chương IV

TỔ CHỨC, QUẢN LÝ

Điều 13. Hệ thống tổ chức, quản lý công tác học sinh, sinh viên nội trú

Hệ thống tổ chức, quản lý công tác HSSV nội trú của trường gồm có Hiệu trưởng, Phòng (Ban) công tác HSSV, Ban (bộ phận) quản lý khu nội trú, cán bộ làm công tác quản lý khu nội trú.

Căn cứ điều kiện của địa phương, nhà trường, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, các đại học, học viện, trung tâm giáo dục thường xuyên, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục phổ thông quy định hệ thống tổ chức, quản lý công tác HSSV nội trú phù hợp, bảo đảm thực hiện các nội dung công tác HSSV nội trú theo quy định tại Quy chế này.

Điều 14. Trách nhiệm của Hiệu trưởng (Giám đốc) cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp

  1. Căn cứ quy định của Quy chế này, ban hành Nội quy, Quy định cụ thể công tác HSSV nội trú phù hợp với điều kiện cụ thể của trường và tổ chức thực hiện công tác HSSV nội trú theo quy định tại Chương III của Quy chế này.
  2. Phê duyệt kế hoạch hoạt động công tác quản lý HSSV nội trú hàng năm của trường; kế hoạch xây dựng, tu bổ, nâng cấp, sửa chữa nhà ở, nhà ăn, các công trình hạ tầng của khu nội trú.
  3. Xét duyệt danh sách HSSV thuộc diện được miễn hoặc giảm phí nội trú (nếu có), hỗ trợ HSSV khuyết tật, HSSV có điều kiện kinh tế khó khăn.
  4. Bảo đảm các điều kiện phát huy vai trò của các tổ chức đảng, đoàn thể trong công tác HSSV nội trú.
  5. Quy định hoạt động của các khu nội trú do tổ chức, cá nhân xây dựng trong khuôn viên của nhà trường thực hiện theo quy định tại Chương III của Quy chế này.

Điều 15. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

  1. Căn cứ quy định của Quy chế này, ban hành Nội quy, Quy định cụ thể công tác HSSV nội trú trong các cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn phù hợp với điều kiện cụ thể và từng bậc học.
  2. Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai công tác HSSV nội trú của các nhà trường trực thuộc trên địa bàn theo quy định tại Chương III của Quy chế này.

Điều 16. Trách nhiệm của Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên, Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông.

  1. Tổ chức, triển khai thực hiện công tác HSSV nội trú theo đúng quy định của Quy chế này và quy định cụ thể của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
  2. Xây dựng kế hoạch hoạt động công tác quản lý HSSV nội trú hàng năm của đơn vị; xét duyệt danh sách HSSV khuyết tật, HSSV có điều kiện kinh tế khó khăn được miễn, giảm phí nội trú.

Điều 17. Trách nhiệm của phòng (ban) công tác học sinh, sinh viên

  1. Phòng (Ban) công tác HSSV thực hiện chức năng, nhiệm vu theo quy định của Quy chế HSSV các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy, Quy chế học viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hình thức vừa làm vừa học.
  2. Phối hợp với Ban quản lý khu nội trú trong công tác quản lý, giáo dục toàn diện cho HSSV trong khu nội trú.
  3. Phối hợp với Ban quản lý khu nội trú giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra có liên quan và công tác khen thưởng, kỷ luật HSSV nội trú.

Điều 18. Ban (bộ phận) quản lý khu nội trú

Hiệu trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ của Ban (bộ phận) quản lý khu nội trú để thực hiện các nội dung công tác HSSV nội trú theo quy định tại Chương III của Quy chế này.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 19. Chế độ báo cáo

  1. Các nhà trường kịp thời báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan những vụ việc nghiêm trọng xảy ra liên quan đến HSSV nội trú.
  2. Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp tình hình về công tác HSSV nội trú của các nhà trường trực thuộc, các nhà trường thuộc UBND tỉnh, thành phố quản lý và các nhà trường ngoài công lập trên địa bàn báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo mẫu quy định (tại Phụ lục số I) trước 30 tháng 7 hàng năm.
  3. Các nhà trường trực thuộc các Bộ, ngành khác báo cáo cơ quan chủ quản theo mẫu quy định (tại Phụ lục số I), cơ quản chủ quản tổng hợp tình hình gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo trước 30 tháng 7 hàng năm.
  4. Các nhà trường trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào, kết thúc năm học báo cáo tình hình công tác HSSV nội trú gửi trực tiếp về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo mẫu quy định (tại Phụ lục số I) trước 30 tháng 7 hàng năm.

Điều 20. Kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật

  1. Các Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan có liên quan và các nhà trường theo thẩm quyền tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện công tác HSSV nội trú.
  2. HSSV nội trú vi phạm các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 6 và Điều 7 của Quy chế này, tùy theo mức độ sẽ bị nhà trường xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách nếu vi phạm lần 1, cảnh cáo nếu vi phạm lần thứ 2 trở lên hoặc bị xem xét, chấm dứt hợp đồng ở khu nội. Những vi phạm khác xử lý kỷ luật theo quy định của Quy chế HSSV các trường trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy đối với HSSV chính quy, Quy chế Học viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hình thức vừa làm vừa học và Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
  3. Các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác HSSV nội trú được xem xét khen thưởng theo quy định.

QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN NINH CHÍNH TRỊ, TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN

Chi tiết
Văn bản của Bộ giáo dục và đào tạo
26 Tháng 9 2018

(Ban hành kèm theo Quyết định số 46 /2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/8/2007 của Bộ trưởng BGDĐT)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Văn bản này quy định về công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: Nội dung công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo dục, hiệu trưởng nhà trường và tổ chức thực hiện.
  2. Quy định này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục thuộc các loại hình trong hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây gọi chung là các trường học).

Điều 2. Yêu cầu của công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong trường học

  1. Là nhiệm vụ thường xuyên của các trường học.
  2. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể trong trường học; giữa nhà trường với địa phương và gia đình người học.
  3. Chú trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, chủ động phòng ngừa kết hợp với đấu tranh, xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, cán bộ, nhân viên (sau đây gọi chung là cán bộ, nhà giáo) và người học vi phạm pháp luật.

Điều 3. Các hành vi không được làm trong trường học

  1. Truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo.
  2. Tuyên truyền chống phá Nhà nước; in, sao, phát tán, sử dụng các tài liệu có nội dung phản động, bạo lực, đồi trụy; tham gia biểu tình, lập hội, câu lạc bộ và các hình thức hoạt động khác trái với quy định của pháp luật.
  3. Giảng dạy, phát ngôn hoặc có các hình thức, hành vi xuyên tạc nội dung giáo dục, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
  4. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của người học, cán bộ, nhà giáo và người khác.
  5. Sử dụng các loại văn bằng, chứng chỉ trái pháp luật; gian lận trong học tập, thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện.
  6. Đánh nhau, gây rối trật tự xã hội.
  7. Mang vũ khí, hung khí, chất cháy, nổ, các loại hóa chất độc hại trái phép vào trường học.
  8. Tham gia tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, đánh bạc, mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Chương II

NỘI DUNG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN NINH CHÍNH TRỊ, TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC

Điều 4. Công tác giáo dục, tuyên truyền

  1. Phổ biến, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của liên Bộ, liên ngành và của địa phương về công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đến từng cán bộ, nhà giáo và người học.
  2. Giáo dục, định hướng về tư tưởng, chính trị nhằm nâng cao ý thức cảnh giác của cán bộ, nhà giáo và người học về âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phương thức, thủ đoạn của tội phạm.
  3. Thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội cho người học thông qua một số môn học chính khóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
  4. Tham gia, phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội cho người học.

Điều 5. Công tác quản lý

  1. Ban hành nội quy của trường học trong việc bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và kiểm tra, giám sát việc thực hiện đối với cán bộ, nhà giáo và người học.
  2. Nắm bắt diễn biến tư tưởng của cán bộ, nhà giáo và người học để chủ động giải quyết các vướng mắc theo quy chế dân chủ, không để tồn đọng các vấn đề phức tạp, khiếu kiện tập thể, gây rối an ninh, trật tự xã hội trong trường học.
  3. Thực hiện tuần tra, kiểm soát phương tiện, người và tài sản ra, vào trường học để phát hiện và phối hợp ngăn chặn các hiện tượng gây mất trật tự xã hội trong trường học, xâm phạm tài sản công, tài sản của cán bộ, nhà giáo và người học.
  4. Thực hiện các quy định hiện hành về phòng, chống cháy, nổ, thiên tai, phòng, chống tai nạn thương tích, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động.
  5. Xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật có liên quan đến cán bộ, nhà giáo và người học theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý kịp thời, dứt điểm các vụ việc về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội xảy ra trong trường học.

Điều 6. Xây dựng môi trường giáo dục

  1. Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường học.
  2. Bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất cho việc giảng dạy, học tập, vui chơi, hoạt động văn nghệ, thể thao của cán bộ, nhà giáo và người học.
  3. Xây dựng nếp sống văn hóa trong trường học, các phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học; tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao lành mạnh, bổ ích thu hút cán bộ, nhà giáo và người học tham gia.

Điều 7. Phối hợp liên ngành

  1. Chủ động phối hợp với địa phương, các tổ chức đoàn thể và gia đình người học trong việc quản lý người học; phối hợp trong công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực xung quanh trường học và khu vực có học sinh, sinh viên ở ngoại trú.
  2. Định kỳ, chủ trì tổ chức họp giao ban với công an địa phương và các cơ quan có liên quan để nắm tình hình và bàn biện pháp phối hợp quản lý người học.
  3. Xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương và phương án phối hợp xử lý khi có sự việc xảy ra về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong trường học.

Chương III

 TRÁCH NHIỆM CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN QUẢN LÝ GIÁO DỤC, HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG

Điều 8. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương

  1. Chủ trì, phối hợp với cơ quan công an cùng cấp hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các trường học trên địa bàn.
  2. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra và định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Quy định này trong các trường học thuộc phạm vi quản lý.

 Điều 9. Trách nhiệm của Hiệu trưởng (Giám đốc)  nhà trường

  1. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong trường học.
  2. Thực hiện sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan công an ở địa phương trong công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của trường học.
  3. Ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện các nội dung của Quy định này. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đối với đơn vị trực thuộc và toàn thể cán bộ, nhà giáo và người học trong trường học.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Kinh phí

  1. Hằng năm, các trường học dành khoản kinh phí thích hợp để chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ của công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
  2. Kinh phí chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ của công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được trích từ:
  3. a) Nguồn Ngân sách nhà nước theo quy định;
  4. b) Các khoản tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
  5. c) Các nguồn thu hợp pháp khác của trường học (nếu có).

Điều 11. Chế độ báo cáo

Kết thúc học kỳ, năm học, các Sở Giáo dục và Đào tạo và các trường học không thuộc phạm vi quản lý của các Sở Giáo dục và Ðào tạo báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và báo cáo đột xuất khi có sự việc xảy ra gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý trực tiếp.

Điều 12. Khen thưởng

  1. Thực hiện nghiêm túc Quy định về bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong trường học là một trong các tiêu chí để xét thi đua, khen thưởng đối với các trường học, cán bộ, nhà giáo và người học.
  2. Tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự xã hội được trường học, chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý giáo dục xem xét, khen thưởng theo quy định hiện hành.

Điều 13. Xử lý vi phạm

Tập thể, cá nhân vi phạm các quy định về bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tùy mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

QUY ĐỊNH VỀ BẢO LƯU VÀ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Chi tiết
Văn bản của Trường
26 Tháng 9 2018

(Ban hành kèm theo Quyết định số 551 /QĐ-ĐHNT-QLĐT  ngày  24/05/2012 của Hiệu  trưởng Trường Đại học Ngoại thương)

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

  1. Quy định này là sự cụ thể hóa “Quy định về đào tạo đại học hệ chính quy và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học Ngoại thương” (Ban hành kèm Quyết định số 409/2009/QĐ- ĐHNT-QLĐT ngày 08/05/2009 của Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương) và “Quy định đào tạo đại học hệ vừa làm vừa học theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm Quyết định 1617/2010/QĐ-ĐHNT-ĐTTC, ngày 16/12 /2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học ngoại thương).
  2. Quy định này áp dụng đối với sinh viên các khoá đào tạo ở trình độ đại học, cao đẳng trong Trường Đại học Ngoại thương thực hiện theo hình thức tích luỹ tín chỉ.

Điều 2. Bảo lưu, công nhận kết quả và các trường hợp được bảo lưu, được công nhận kết quả.

Bảo lưu kết quả là việc chuyển điểm đã tích lũy của một học phần trong một chương trình đào tạo sang một học phần tương đương của một chương trình đào tạo khác trong phạm vi trường Đại học Ngoại thương.

Công nhận kết quả là việc công nhận và cho phép sinh viên được chuyển điểm của học phần đã tích lũy trong chương trình đào tạo tại một trường đại học khác sang học phần tương đương thuộc chương trình đào tạo tại trường Đại học Ngoại thương.

Các trường hợp sau đây sẽ được bảo lưu, công nhận kết quả:

-  Sinh viên đã tốt nghiệp hệ chính quy các trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục Việt Nam và các trường Đại học nước ngoài được Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận, hiện đang theo học tại trường Đại học Ngoại thương.

-  Sinh viên hệ chính quy, hệ vừa làm vừa học của Nhà trường chuyển từ chương trình đào tạo này sang chương trình đào tạo khác tại trường Đại học Ngoại thương.

- Sinh viên đại học hệ chính quy của trường Đại học Ngoại thương tham gia các chương trình trao đổi với các trường đối tác có ký kết thỏa thuận hợp tác.

Điều 3. Điều kiện bảo lưu, công nhận kết quả

- Sinh viên phải có đơn xin bảo lưu, công nhận kết quả và bản sao bảng điểm của trường đại học đã tốt nghiệp (có công chứng).

- Học phần được bảo lưu, công nhận kết quả có tên giống hoặc có nội dung giống với học phần giảng dạy của trường Đại học Ngoại thương từ 80% trở lên.

- Học phần có số tín chỉ bằng hoặc lớn hơn so với thời lượng học phần do Trường Đại học Ngoại  thương giảng dạy.

- Đạt từ 5,5 điểm (Điểm C) trở lên.

- Được lãnh đạo Khoa/Bộ môn chuyên môn đồng ý.

Điều 4 Quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên

- Được miễn lên lớp nghe giảng học phần xin bảo lưu kết, công nhận kết quả.

- Phải đóng lệ phí bảo lưu, công nhận kết quả tương ứng 60% học phí theo quy định hiện hành cho học phần xin bảo lưu, công nhận kết quả của chương trình đào tạo mà sinh viên đang theo học tại Đại học Ngoại thương (Đối với chương trình đào tạo tiên tiến sẽ tính theo mức 60% học phí tín chỉ của chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh).

Điều 5. Quy trình, thủ tục thực hiện

  1. Sinh viên gửi đơn xin bảo lưu, công nhận kết quả (theo mẫu) cho đơn vị quản lý đào tạo.
  1. Đơn vị quản lý đào tạo tập hợp lên danh sách, chuyển danh sách, đơn xin bảo lưu, công nhận kết quả và bảng điểm cho các Khoa/Bộ môn chuyên môn.
  2. Nếu Khoa/Bộ môn chuyên môn đồng ý, thì trong vòng 1 tuần phải thông báo cho đơn vị quản lý đào tạo biết, để đơn vị quản lý đào tạo chuyển danh sách cho Phòng Kế hoạch- Tài chính thu lệ phí bảo lưu, công nhận kết quả.
  3. Đơn vị quản lý đào tạo thực hiện chuyển điểm sau khi sinh viên xuất trình biên lai nộp lệ phí bảo lưu, công nhận kết quả.
  4. Các tài liệu có liên quan sẽ được lưu giữ trong hồ sơ sinh viên cho tới khi ra trường.

Điều 6. Điều khoản thi hành

Phòng Quản lý Đào tạo, Khoa Đào tạo Tại chức, Cơ sở 2 TP Hồ Chí Minh, Cơ sở Quảng Ninh, Trung tâm Feretco, Phòng Kế hoạch Tài chính, các đơn vị có liên quan và sinh viên chịu trách nhiệm thi hành quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, không phù hợp, Hiệu trưởng sẽ quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

QUY CHẾ CÔNG TÁC HỌC SINH SINH VIÊN NGOẠI TRÚ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP

Chi tiết
Văn bản của Bộ giáo dục và đào tạo
26 Tháng 9 2018

(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2002/QĐ-BGDĐT ngày 22/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy định chung

  1. Học sinh, sinh viên không ở trong các ký túc xá do nhà trường quản lý được gọi là học sinh, sinh viên ngoại trú.
  2. Học sinh, sinh viên ngoại trú phải chịu sự quản lý của nhà trường, chính quyền địa phương và có nghĩa vụ thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của nhà trường và chính quyền địa phương trong công tác quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú.

Điều 2. Đối tượng điều chỉnh

Quy chế Công tác học sinh, sinh viên ngoại trú này được áp dụng thống nhất cho học sinh, sinh viên ngoại trú thuộc tất cả các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong phạm vi cả nước: Đối với học sinh, sinh viên nước ngoài có quy định riêng.

Điều 3. Mục tiêu, yêu cầu của công tác học sinh, sinh viên ngoại trú

  1. Công tác học sinh, sinh viên ngoại trú trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp nhằm các mục tiêu sau đây:
  2. a) Góp phần rèn luyện học sinh, sinh viên ngoại trú trong việc thực hiện nhiệm vụ của người học theo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ nhà trường và Quy chế cụ thể của từng trường;
  3. b) Xây dựng nề nếp, kỷ cương trong việc quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú; bảo đảm nắm bắt kịp thời thực trạng học sinh, sinh viên ngoại trú;
  4. c) Ngăn chặn, đẩy lùi, xóa bỏ cơ bản những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh trong học sinh, sinh viên ngoại trú, đặc biệt là các tệ nạn xã hội, cờ bạc, ma túy.
  5. Công tác học sinh, sinh viên ngoại trú trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
  6. a) Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các đơn vị trong nội bộ nhà trường, trước hết giữa Phòng (Ban) Quản lý học sinh, sinh viên với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên nhà trường.
  7. b) Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương.
  8. c) Sâu sát kịp thời trong việc nắm bắt thực trạng học sinh, sinh viên ngoại trú.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Nội dung quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú của nhà trường.

  1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu quy định tại Điều 3 của Quy chế này.
  2. Ban hành các quy định cụ thể của nhà trường về công tác học sinh, sinh viên ngoại trú phù hợp với các quy định của Quy chế này.
  3. Tổ chức bộ máy quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú.
  4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác học sinh, sinh viên ngoại trú.

Điều 5. Trách nhiệm của nhà trường

  1. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính, trực tiếp chỉ đạo công tác học sinh, sinh viên ngoại trú của trường.
  2. Phòng (Ban) Quản lý học sinh, sinh viên có trách nhiệm giúp Hiệu trưởng chỉ đạo và tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá công tác học sinh, sinh viên ngoại trú của trường.
  3. Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, trước hết là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, có trách nhiệm góp phần thực hiện công tác học sinh, sinh viên ngoại trú theo quy định của Quy chế này.

Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng (Ban) Quản lý học sinh, sinh viên

  1. Phối hợp với công an, chính quyền địa phương nơi có học sinh, sinh viên của trường thường trú hoặc đang tạm trú để:
  2. a) Xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn dân cư đối với học sinh, sinh viên ngoại trú.
  3. b) Tổ chức gặp mặt định kỳ (ít nhất mỗi học kỳ một lần) với học sinh, sinh viên ngoại trú để cung cấp những thông tin về nhà trường, địa phương và lấy ý kiến của học sinh, sinh viên về công tác học sinh, sinh viên ngoại trú.
  4. c) Giao ban ít nhất mỗi năm một lần để thông báo giữa nhà trường với công an và chính quyền địa phương về tình hình học sinh, sinh viên ngoại trú, từ đó đề ra những biện pháp phối hợp nhằm quản lý tốt học sinh, sinh viên ngoại trú.
  5. Hướng dẫn học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp của Nhà nước, Nội quy, Quy chế của nhà trường và quy định của chính quyền địa phương.
  6. Cấp giấy chứng nhận cho học sinh, sinh viên của trường được phép ở ngoại trú để công an phường (xã, thị trấn) có cơ sở giải quyết cho đăng ký tạm trú.
  7. Lập danh sách trích ngang học sinh, sinh viên ngoại trú theo từng đơn vị lớp, khoa, ghi rõ đầy đủ địa chỉ thường trú hoặc tạm trú (họ và tên chủ nhà, số nhà, đường phố (thôn, xóm), phường (xã, thị trấn), quận (huyện), và ngày đăng ký thường trú hoặc tạm trú.
  8. Kết thúc mỗi học kỳ, năm học thu giấy nhận xét của công an (theo mẫu Phụ lục số 1 kèm theo) đối với học sinh, sinh viên ngoại trú về việc chấp hành luật pháp của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương, những thành tích đóng góp cho địa phương, hoặc những khuyết điểm vi phạm của học sinh, sinh viên.
  9. Căn cứ vào nhận xét của công an để kết hợp với việc phân loại học sinh, sinh viên theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  10. Phối hợp với chính quyền và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh địa phương để tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội cho học sinh, sinh viên ngoại trú.

Điều 7. Trách nhiệm của học sinh, sinh viên ngoại trú

  1. Làm thủ tục đăng ký ở ngoại trú với nhà trường (theo mẫu Phụ lục số 2 kèm theo), để đăng ký tạm trú với công an phường (xã, thị trấn) theo đúng Nghị định số 51/CP của Chính phủ về việc đăng ký và quản lý hộ khẩu, Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) và quy định của Quy chế này.

Riêng đối với học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi trường đóng và cùng ở với gia đình, chỉ làm đơn không cần có ý kiến của công an phường (xã, thị trấn).

  1. Khi được phép của công an phường (xã, thị trấn) cho đăng ký tạm trú, chậm nhất sau 15 ngày học sinh, sinh viên phải báo cáo với nhà trường về địa chỉ ngoại trú của mình: họ tên chủ nhà trọ, số nhà, đường phố (thôn, xóm), phường (xã, thị trấn), quận (huyện), điện thoại liên hệ (nếu có).
  2. Học sinh, sinh viên có trách nhiệm thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng với chủ nhà trọ; không đưa người khác vào nhà trọ khi chưa có sự đồng ý của chủ nhà trọ; báo với chủ nhà trọ đăng ký tạm vắng với công an phường (xã, thị trấn) trong trường hợp rời khỏi nhà trọ từ 24 giờ trở lên.
  3. Khi thay đổi chỗ ở ngoại trú mới, học sinh, sinh viên phải làm đơn xin phép nhà trường để làm lại thủ tục đăng ký tạm trú với công an phường (xã, thị trấn) và phải báo cáo với nhà trường về địa chỉ ngoại trú mới của mình.
  4. Học sinh, sinh viên phải cam kết với nhà trường và công an phường (xã, thị trấn) nơi đang ngoại trú thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương về trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn môi trường sống lành mạnh.
  5. Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hoạt động khác do địa phương tổ chức.
  6. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
  7. a) Sản xuất, sử dụng, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ các chất ma túy, các loại vũ khí, chất nổ, chất gây cháy, chất độc hại.
  8. b) Tham gia các hoạt động đánh bạc, số đề, mại dâm và đua xe trái phép.
  9. c) Tàng trữ, lưu hành, sử dụng hoặc truyền bá phim ảnh, băng đĩa và các văn hóa phẩm đồi trụy, kích động bạo lực, các tài liệu có nội dung phản động.
  10. d) Gây ồn ào, mất trật tự và các hành vi thiếu văn hóa khác; gây gổ, kích động đánh nhau; tổ chức băng nhóm, bè phái, tụ tập gây rối trật tự, trị an; gây ô nhiễm môi trường nơi đang ở.

đ) Truyền đạo trái phép, truyền bá mê tín, hủ tục.

  1. Mười lăm (15) ngày trước khi kết thúc học kỳ, học sinh, sinh viên phải nộp Giấy nhận xét của công an phường (xã, thị trấn) nơi đang ngoại trú cho nhà trường.

Điều 8. Quyền của học sinh, sinh viên ngoại trú

  1. Được hưởng các quyền công dân cư trú trên địa bàn; được chính quyền địa phương, nhà trường tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong việc ngoại trú.
  2. Được quyền khiếu nại, đề đạt nguyện vọng chính đáng của mình đến chính quyền địa phương, Hiệu trưởng nhà trường và các cơ quan có liên quan khác về những vấn đề có liên quan đến công tác học sinh, sinh viên ngoại trú.

Chương III

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 9. Khen thưởng

  1. Tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích đóng góp cho công tác học sinh, sinh viên ngoại trú được khen thưởng theo quy định hiện hành.
  2. Học sinh, sinh viên có thành tích trong công tác học sinh, sinh viên ngoại trú, tùy theo mức độ sẽ được nhà trường xét khen thưởng và tính điểm rèn luyện.

Điều 10. Kỷ luật

  1. Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế Công tác học sinh, sinh viên ngoại trú thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
  2. Học sinh, sinh viên vi phạm Quy chế Công tác học sinh, sinh viên ngoại trú, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị nhà trường xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách, cảnh cáo đến đình chỉ học tập, buộc thôi học (theo Khung xử lý kỷ luật kèm theo Quy chế này). /.

BỘ TRƯỞNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Nguyễn Minh Hiển

(Đã ký)

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC Ở KÝ TÚC XÁ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Chi tiết
Văn bản của Trường
26 Tháng 9 2018

 (Ban hành kèm theo QĐ số 657/QĐ-QTTB ngày 29/10/2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương)

             Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

 Quyđịnh này áp dụng cho sinh viên chính quy đang theo học tại Trường Đại học Ngoại thương, có nhu cầu ở Ký túc xá (KTX) của trường tại 91 phố Chùa Láng, từ năm học 2008 - 2009(bắt đầu từ khóa 47 hệ đại học và khóa 4 hệ cao đẳng).

            Điều 2. Thời gian ở Ký túc xá:01 năm (theo năm học).

            Điều 3. Hồ sơ, thủ tục đăng ký ở KTX

Sinh viên thuộc các đối tượng nêu tại Điều 1, nếu có nguyện vọng vào ở KTX của Nhà trường phải nộp:

  1. a) Giấy triệu tập học (bản photo);
  2. b) Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu (do công an phường, xã cấp);
  3. c) Chứng minh nhân dân (bản photo);
  4. d) 3 ảnh 4x6;
  5. e) Các loại giấy tờ chứng minh bản thân thuộc một trong số các đối tượng ưu tiên nêu trên;
  6. f) Đơn xin vào ở KTX (theo mẫu của Phòng QTTB phát).

Thời gian nhận đơn: Từ 8h00 - 17h00 trong các ngày làm thủ tục nhập học, tại Ban quản lý KTX TrườngÐại học                 Ngoại thương.

Điều 4. Xét duyệt và ký hợp đồng ở KTX

Do chỗ ở có hạn và để tạo điều kiện cho sinh viên mới nhập học, Nhà trường chỉnhận đơn vào ở KTXđối với sinh viên khóa mới nhập học (năm thứ nhất), cả sinhviên thuộc diện ưu tiên và không thuộc diện ưu tiên.

Đối tượng ưu tiên ở KTX:

  1. a) Bản thân là Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang.
  2. b) Con liệt sỹ.
  3. c) Con thương binh, bệnh binh, người có thẻ chứng nhận được hưởng chính sách như thương binh.
  4. d) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học - là người được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp chứng nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập, do hậu quả của chất độc hóa học.
  5. e) Sinh viên mồ côi cha mẹ.
  6. f) Sinh viên là người dân tộc thiểu số Việt Nam.

 Khi hết thời hạn ở KTX, sinh viên thuộc diện đối tượng ưu tiên, nếu chấp hành tốt nội quy, quy định của KTX sẽ được xem xét kéo dài thời hạn ở KTX. Trong thời hạn kéo dài, sinh viênphải đóng lệ phí KTX như các sinh viên không thuộc diện ưu tiên.

             Ký hợp đồng: Hiệu trưởng ủy quyền cho Trưởng phòng Quản trị Thiết bị ký hợp đồng với từng sinh viên ở KTX theo mẫu của Trường. Hợp đồng chỉ có hiệu lực 01 năm. Sinh viên sẽ được ký lại hợp đồng ở KTX khi được xét kéo dài thời hạn ở KTX.

Điều 5. Chi phí ở KTX

  1. Lệ phí KTX:Tùy theo tình hình cụ thể từng năm học Nhà trường sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Năm học 2009 - 2010 dự kiến mức thu như sau:

- Đối tượng thuộc diện ưu tiên:100.000đ/tháng/sinh viên.

-Đối tượng không thuộc diện ưu tiên:200.000đ/tháng/sinh viên.

  1. Tiền điện: Mỗi sinh viên được dùng 7 số điện/tháng. Nếu dùng nhiều hơn 7 số trên (theo chỉ số của đồng hồ đo điện),sinh viên phải thanh toán theo mức thu do Nhà nước quy định.
  2. Tiền đặtcọc tài sản: Sinh viên vào ở KTX đóng tiền đặt cọc tài sản và cơ sở vật chất 200.000đ/sinh viên từ đầu năm học. KTX sẽ hoàn trả tiền đặt cọc và cơ sở vật chất khi sinh viên làm thủ tục ra khỏi KTX sau khi đã trừ những chi phí sửa chữa, bồi thường tài sản đã sử dụng, làm hư hỏng (nếu có)trong năm học.

Sinh viên đóng lệ phí KTX 10 tháng/năm vào đầu năm học tại Ban quản lý KTX. Nếu sinh viên ra khỏi KTX trước thời hạn có lý do chính đáng và được KTX chấp thuận sẽ được hoàn trả lệ phí ở KTX các tháng còn lại, nếu sinh viên vi phạm kỷ luật bị buộc ra khỏi KTX ở bất kỳ thời điểm nào trong năm học, KTX không hoàn trả lệ phí ở KTX các tháng còn lại.

Lưu ý:Sinh viên phải giữ lại Phiếu thu lệ phí KTX và Phiếu thu tiền đặt cọc tài sản để cuối năm thanh toán.

  1. Đối với lưu học sinh nước ngoài:

Đối với lưu học sinh Lào, Campuchia đi học theo Hiệp định ký kết giữa hai Nhà nước sẽ được ở KTX miễn phí. Các sinh         viên, học viên cao học đi học theo chế độ tự túc sẽ thu theo thỏa thuận riêng.

  1. Đối với sinh viên Trung Quốc và sinh viên các nước khác: Theo thỏa thuận đã ký kết giữa Trường và đơn vị gửi sinh viên đi đào tạo.Tuy nhiên, trước khi được nhận vào ở KTX, sinh viên phải làm các thủ tục như đối với sinh viên Việt Nam (có Đơn xin ở KTX, ký Hợp đồng, các cam kết…).

            Điều 6. Thủ tục trả phòng ở KTX

Sinh viên khi hết thời hạn ở KTX phải làm các thủ tục sau:

Làm vệ sinh phòng sạch, trả phòng cho Ban Quản lý KTX (thông qua Ban Quản lý).

Thanh toán mọi công nợ (nếu có)bao gồm: tiền điện, hư hỏng tài sản…

Điều 7.Một số quy định đối với sinh viên ở KTX

Sinh viên phải thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy định của KTX Đại học Ngoại Thương và Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Cụ thể, sinh viên ở KTX:

Không di chuyển, chuyển đổi tài sản trong phòng, không buôn bán, không chứa chấp hàng hóa trong phòng ở.

Không được tiếp khách quá 22h30, không cho khách ở trái phép trong phòng (khách, người thân ở lại qua đêm phải có sự đồng ý của Ban quản lý KTX).

Không được tổ chức hội họp, đàn hát… gây tiếng ồn quá to trong phòng ở, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của các phòng khác.

Phải báo cáo với Ban quản lý KTX khi vắng mặt từ 05 ngày trở lên. Vắng 07 ngày không có lý do được coi như không tiếp tục ở KTX nữa.

 

Nghiêm cấm các hành vi:

Nấuăn, sử dụng các thiết bị dùng để nấu ăn trong phòng.

Tự ý đổi chỗ, chuyển nhượng chỗ ở cho người khác.

Đánh bài bạc dưới mọi hình thức.

Tổ chức uống rượu, bia, sử dụng ma túy và tham gia các tệ nạn xã hội khác.

Gây mất trật tự, tụ tập gây gổ, kích động đánh nhau              trong KTX.

Lưu hành văn hóa phẩm độc hại, phát tán các tài liệu              phản động.

Mọi vi phạm Nội quy KTX sẽ bị xử lý kỷ luật theo Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú.

            Điều 8.Xử lý vi phạm

            Ngoài nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật được trích trong quy chế công tác học sinh sinh viên nội trú (đính kèm), Nhà trường sẽ áp dụng hình thức kỷ luật đối với sinh viên ở KTX tùy theo mức độ vi phạm từ khiển trách, cảnh cáo, không cho ở KTX đến buộc thôi học.

Điều 9. Điều khoản thi hành

Sinh viên ở KTX và các đơn vị, cá nhân trong toàn trường có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh Quy định này. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 10.

Việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong quy định do Hiệu trưởng quyết định.

 

NỘI DUNG VI PHẠM VÀ KHUNG XỬ LÝ KỶ LUẬT

(Trích quy chế công tác HSSV nội trú)

Số

TT

Nội dung

vi phạm

Mức độ xử lý

Ghi chú

Khiển trách

Cảnh cáo

1

Làm hỏng tài sản khu nội trú

 

 

Tùy theo mức độ vi phạm, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học và phải bồi thường thiệt hại

2

Di chuyển tài sản KTX trái với quy định

1 lần

2 lần

Chuyển trả tài sản lại nơi cũ

3

Trộm cắp tài sản của KTX và cá nhân

1 lần

2 lần

Lập biên bản xử lý theo Quy chế công tác HSSV

4

Tự động thay đổi chỗ ở

1 lần

2 lần

Lập biên bản xử lý theo Quy chế công tác HSSV

5

Uống rượu, bia trong phòng ở

1 lần

2 lần

Lập biên bản xử lý theo Quy chế công tác HSSV

6

Gây ồn ào, mất trật tự

1 lần

2 lần

Tùy theo mức độ vi phạm sẽ xử lý

7

Đánh nhau

1 lần

2 lần

8

Đánh nhau gây thươngtích

 

1 lần

Lập biên bản xử lý theo Quy chế công tác HSSV

9

Đánh bài trong giờ tự học tại KTX

1 lần

2 lần

Xử lý theo Quy chế công tác HSSV

10

Đánh bài ăn tiền dưới mọi hình thức

 

1 lần

Lập biên bản xử lý theo Quy chế công tác HSSV

11

Tàng trữ, sử dụng ma túy

 

 

Xử lý theo quy định hiện hành

12

Dẫn dắt, chứa chấp gái mại dâm

 

 

Xử lý theo quy định hiện hành

13

Tàng trữ vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, sản phẩm văn hóa

 

 

Xử lý theo quy định hiện hành

14

Chứa chấp kẻ gian tội phạm. Đốt pháo trong khu KTX

 

 

Xử lý theo quy định hiện hành

15

Để người khác vào ở trái quy định

1 lần

2 lần

Lập biên bản xử lý theo Quy chế công tác HSSV

16

Quá hạn đóng phí nội trú

Quá hạn 1 tháng không có lý do chính đáng

 

Thông báo cho gia đình

Ghi chú: Theo Quy chế côngtác HSSV, mức độ:

            - Khiển trách: Vi phạm lần đầu

            - Cảnh cáo: Vi phạm lần 2

            - Đình chỉ 1 năm học: sau khi nhận hình thức cảnh cáo vẫn tiếp tục vi phạm

            - Buộc thôi học: sau khi bị đình chỉ 1 năm học vẫn tiếp tục vi phạm.

 

QUY ĐỊNH VỀ MỨC ĐIỂM LÀM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỐI VỚI HỆ ĐÀO TẠO CHÍNH QUY THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

Chi tiết
Văn bản của Trường
26 Tháng 9 2018

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Căn cứ Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ trường đại học;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/04/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo;

Căn cứ quyết định số 43/2007/BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ;

Căn cứ Quyết định số 409/QĐ-ĐHNT-QLĐT ngày 8/5/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương quy định về đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học Ngoại thương;

Căn cứ Quyết định số 1660/QĐ-ĐHNT-QLĐT ngày 01/12/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương quy định về điều kiện tốt nghiệp, thực tập và khoá luận tốt nghiệp đối với hệ đào tạo chính quy theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học Ngoại thương;

Căn cứ vào kết luận của Hội đồng Khoa học và Đào tạo Nhà trường tại cuộc họp ngày 2 tháng 3 năm 2012;

Xét đề nghị của Ông Trưởng phòng Quản lý Khoa học và Bà Trưởng phòng Quản lý đào tạo,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1:  Sinh viên hệ đào tạo chính quy theo hệ thống tín chỉ được phép đăng ký làm khoá luận tốt nghiệp khi có điểm trung bình chung tích luỹ của toàn bộ các học phần trong chương trình đào tạo (trừ học phần tốt nghiệp) đạt từ 7,5 trở lên (theo thang điểm 10).

Điều 2:  Quyết định này có hiệu lực áp dụng đối với sinh viên làm khoá luận tốt nghiệp cùng đợt từ khoá 48 trở về sau. Các quy định về mức điểm làm khoá luận trước đây trái với quy định này sẽ không còn hiệu lực.

Điều 3:  Trưởng các Khoa, Phòng, Bộ môn và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Các bài khác...

  1. QUY ĐỊNH CÔNG TÁC SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
  2. QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC ĐIỂM LÀM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỐI VỚI HỆ ĐÀO TẠO CHÍNH QUY THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
  3. QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP, THỰC TẬP VÀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Trang 12 của 20
  • Bắt đầu
  • Trước
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • Trang sau
  • Kết thúc
Teline V Teline V Best News Template For Joomla
Copyright © 2016 - CTCT&SV. All Rights Reserved. Designed by TTTT.