Văn bản của Trường

(Ban hành kèm theo Quyết định số 590 ngày 28/5/2012  của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

  1. Văn bản này quy định nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan trong Trường trong việc quản lý sinh viên ra nước ngoài thực tập và làm việc; quy trình đưa sinh viên ra nước ngoài thực tập và làm việc; nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của sinh viên đi thực tập và làm việc ở nước ngoài, nhằm thống nhất quản lý hoạt động thực tập và làm việc ở nước ngoài của sinh viên.
  2. Quy định này áp dụng đối với sinh viên đại học, cao đẳng hệ chính quy và vừa học vừa làm đi thực tập và làm việc ở nước ngoài trong các chương trình thực tập và làm việc ở nước ngoài của Nhà trường.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các  từ ngữ sau đây được hiểu                như sau:

“Thực tập và làm việc ở nước ngoài” là quá trình sinh viên ra nước ngoài để làm việc, học hỏi kinh nghiệm thực tế tại các cơ sở, tổ chức ở nước ngoài trong một khoảng thời gian nhất định trong quá trình học tại Trường.

“Chương trình thực tập và làm việc ở nước ngoài” là các chương trình đưa sinh viên đi thực tập và làm việc ở nước ngoài được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận được ký kết giữa Trường             Ðại học Ngoại thương và các đối tác có thể tiếp nhận sinh viên             của Trường.

Chương II

TỔ CHỨC ĐƯA SINH VIÊN ĐI THỰC TẬP                                         VÀ LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

Điều 3. Phân công nhiệm vụ cho các đơn vị liên quan

Phòng Hợp tác Quốc tế (HTQT)

Làm đầu mối trực tiếp tìm kiếm các đối tác, đàm phán với các đối tác và triển khai cung cấp thông tin cho sinh viên đi thực tập và làm việc ở nước ngoài;

Xây dựng kế hoạch và báo cáo Hiệu trưởng việc đưa sinh viên đi thực tập và làm việc ở nước ngoài hàng năm;

Cập nhật thông tin về điều kiện thực tập và làm việc của sinh viên, những khó khăn mà sinh viên gặp phải bằng cách yêu cầu sinh viên nộp báo cáo theo định kỳ 3 tháng/lần để kịp thời xử lý và/hoặc đề xuất phương án xử lý trình Hiệu trưởng;

Phối hợp với các đơn vị khác trong Trường để tiếp nhận sinh viên khi về nước;

Quản lý và lưu trữ hồ sơ sinh viên đi thực tập và làm việc ở nước ngoài;

Cập nhật các  quy chế, văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường về việc quản lý sinh viên đi thực tập và làm việc ở nước ngoài.

Phòng Quản lý Ðào tạo (QLĐT)

Làm thủ tục bảo lưu kết quả học tập cho sinh viên trong quá trình đi thực tập và làm việc ở nước ngoài;

Tiếp nhận sinh viên và làm thủ tục cho sinh viên tiếp tục học tập tại Trường khi hoàn thành chương trình thực tập và làm việc ở nước ngoài;

Trình Hiệu trưởng công nhận kết quả thực tập giữa khóa hoặc thực tập tốt nghiệp của sinh viên sau khi sinh viên về nước và hoàn thành Thu hoạch thực tập và/hoặc Khóa luận tốt nghiệp;

Quản lý và lưu trữ kết quả thực tập và làm việc của sinh viên, bản sao các  chứng chỉ hoàn thành thực tập và làm việc ở nước ngoài.

Phòng Công tác Chính trị và Sinh viên (CTTT&SV)

Phối hợp với Phòng HTQT và Phòng QLĐT để quản lý sinh viên đi thực tập và làm việc ở nước ngoài;

Đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên sau khi hoàn thành thời gian thực tập và làm việc ở nước ngoài;

Cấp giấy chứng nhận sinh viên cho những sinh viên đi thực tập và làm việc ở nước ngoài, nếu cần.

Các  khoa chuyên môn

Bố trí giảng viên để hướng dẫn viết Thu hoạch thực tập giữa khóa, Thu hoạch thực tập tốt nghiệp và/hoặc Khóa luận tốt nghiệp (nếu có);

Bố trí giảng viên chấm Thu hoạch thực tập và/hoặc Khóa luận tốt nghiệp.

Phòng Truyền thông và Quan hệ đối ngoại

Phối hợp để đưa thông tin tới sinh viên;

Phối hợp quản lý sinh viên trong thời gian đi thực tập ở nước ngoài và khi về nước.

Điều 4. Thủ tục, quy trình đưa sinh viên ra nước ngoài thực tập và làm việc

  1. Phòng HTQT đàm phán với các đối tác để xây dựng các chương trình thực tập và làm việc ở nước ngoài.
  2. Phòng HTQT thông báo tới sinh viên chương trình thực tập và làm việc trong đó nêu rõ nội dung công việc, mức thù lao, các điều kiện ăn ở, bảo hiểm, và các điều kiện khác. Trên cơ sở đó, sinh viên tự nguyện đăng ký tham gia chương trình với Phòng HTQT.
  3. Sinh viên đăng ký tham gia chương trình phải nộp hồ sơ, bao gồm:
  4. Đơn xin tham gia chương trình thực tập và làm việc trong đó ghi rõ việc đó hiểu toàn bộ nội dung công việc và hoàn toàn tự nguyện tham gia đồng thời cam kết thực hiện nghiêm túc pháp luật của Việt Nam, của nước tới thực tập và làm việc, và quy định của Trường Đại học Ngoại thương;
  5. Lý lịch cá nhân theo mẫu của Phòng HTQT;
  6. Chứng chỉ ngoại ngữ, nếu có.
  7. Phòng HTQT tuyển chọn sinh viên và lập danh sách (có xác nhận của Phòng QLĐT) trình Hiệu trưởng để chuẩn bị phỏng vấn.
  8. Phòng HTQT tổ chức phỏng vấn, tuyển chọn và thông báo kết quả cho sinh viên.

Những sinh viên trúng tuyển chuẩn bị hồ sơ tham gia chương trình thực tập và làm việc và nộp cho Phòng HTQT. Bộ hồ sơ gồm có:

  1. i) Đơn xin bảo lưu kết quả học tập trong thời gian thực tập và làm việc có ý kiến đồng ý của Phòng QLĐT;
  2. ii) Đơn xin đi thực tập và làm việc ở nước ngoài trong thời gian thực hiện học phần tốt nghiệp (áp dụng cho sinh viên vừa phải thực hiện học phần tốt nghiệp vừa đi thực tập và làm việc ở nước ngoài). Đơn này phải có ý kiến đồng ý của khoa chuyên môn và giảng viên hướng dẫn sinh viên thực hiện học phần tốt nghiệp;

iii) Thư mời tham gia chương trình (hoặc Giấy phép tham gia thực tập và làm việc tại nước ngoài). Nội dung của thư mời/giấy phép phải đảm bảo nêu đúng tên người mời, nội dung làm việc, thời gian làm việc và mức tiền lương;

  1. iv) Giấy chứng nhận sinh viên;
  2. v) Bảng điểm;
  3. vi) Giấy chứng nhận sức khỏe (theo mẫu);

vii) 04 Ảnh 4x6;

viii) Hộ chiếu, nếu có.

  1. Phòng HTQT trình Hiệu trưởng Quyết định cho phép sinh viên tham gia chương trình.
  • Phòng QLĐT trình Hiệu trưởng Quyết định bảo lưu kết quả học tập cho sinh viên.
  • Phòng HTQT phối hợp với các đối tác để làm thủ tục xin Thị thực nhập cảnh cho sinh viên.
  1. Phòng HTQT đưa sinh viên ra nước ngoài và chỉ định Trưởng đoàn cho mỗi đoàn sinh viên ra nước ngoài thực tập và  làm việc.
  2. Khi tới nơi thực tập, Trưởng đoàn cùng với cán bộ Phòng HTQT sẽ phân  sinh viên thành các nhóm (mỗi nhóm không quá 10 sinh viên) và đề cử các trưởng nhóm cho mỗi nhóm sinh viên.

Điều 5. Thời gian thực tập và làm việc ở nước ngoài

  1. Thời gian thực tập tại và làm việc ở nước ngoài của sinh viên tối đa là 12 tháng. Sinh viên có thể ra nước ngoài để thực tập và làm việc nhiều lần nhưng không được quá hai (02) lần và tổng thời gian của tất cả các lần không được vượt quá 12 tháng trong thời gian học tại Trường.
  2. Thời gian thực tập và làm việc ở nước ngoài được coi như thực tập giữa khóa hoặc thực tập tốt nghiệp theo quy định của chương trình đào tạo.

Chương III

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP VÀ LÀM VIỆC                                 Ở NƯỚC NGOÀI VÀ VIẾT THU HOẠCH THỰC TẬP HOẶC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Điều 6. Báo cáo và Thu hoạch thực tập

Trong quá trình thực tập và làm việc ở nước ngoài, sinh viên phải báo cáo tình hình làm việc của mình cho Phòng HTQT bằng email sau mỗi khoảng thời gian 03 tháng.

  1. Khi kết thúc đợt thực tập và làm việc, sinh viên phải viết Bản kiểm điểm quá trình làm việc của mình bằng giấy và nộp cho phòng HTQT trong vòng 01 tuần kể từ ngày kết thúc đợt thực tập và làm việc. Bản kiểm điểm này, có chữ ký xác nhận của Trưởng đoàn, là cơ sở để đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên.
  2. Những sinh viên muốn thay thế thời gian thực tập trong nước bằng thời gian thực tập và làm việc ở nước ngoài phải làm đơn xin phép Khoa chuyên môn để được hướng dẫn viết Thu hoạch thực tập.
  3. Sinh viên phải nộp Thu hoạch thực tập cho Khoa chuyên môn trong vòng 01 tuần kể từ ngày kết thúc đợt thực tập. Bản Thu hoạch thực tập này sẽ được Khoa chuyên môn chấm, nếu hoàn thành đúng hạn.

Điều 7. Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên năm cuối có thể viết Khóa luận tốt nghiệp trong thời gian thực tập và làm việc ở nước ngoài nếu được Khoa chuyên môn cho phép. Việc hướng dẫn và viết Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện theo quy định của Khoa chuyên môn và của Nhà trường.

Chương IV

QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM

CỦA SINH VIÊN ĐI THỰC TẬP NƯỚC NGOÀI

Điều 8. Quyền của sinh viên 

  1. Được cung cấp đầy đủ thông tin về chương trình thực tập và làm việc ở nước ngoài;
  2. Được bảo vệ quyền lợi chính đáng trong thời gian thực tập và làm việc ở nước ngoài;
  3. Được hưởng lương, phụ cấp và các đãi ngộ khác theo quy định của các đơn vị tiếp nhận thực tập và làm việc tại nước ngoài;
  4. Được bảo lưu kết quả học tập và được Nhà trường giúp đỡ, tạo điều kiện hoàn thành các thủ tục trước khi đi, trong khi đi và sau khi về nước;
  5. Được Nhà trường công nhận thời gian thực tập và làm việc ở nước ngoài thay thế cho thực tập giữa khóa hoặc thực tập tốt nghiệp trong chương trình đào tạo;
  6. Được chấm điểm Thu hoạch thực tập hoặc Khóa luận tốt nghiệp nếu sinh viên hoàn thành Thu hoạch thực tập hoặc Khóa luận tốt nghiệp đúng hạn dưới sự hướng dẫn của Khoa chuyên môn;
  7. Được bảo hộ về lãnh sự và tư pháp trong thời gian lưu trú thực tập và làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 9. Nghĩa vụ của sinh viên 

  1. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam, các quy ðịnh của Cõ quan ðại diện Việt Nam ở nýớc ngoài;
  2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy ðịnh của Nhà Trường về việc ði thực tập và làm việc ở nýớc ngoài;
  3. Tuân thủ pháp luật, tôn trọng phong tục tập quán của nýớc sở tại;
  4. Chấp hành nội quy của cõ sở doanh nghiệp tiếp nhận và làm việc;
  5. Khiêm tốn học hỏi và nỗ lực ðể hoàn thành chýõng trình thực tập và làm việc nhằm ðạt kết quả cao nhất;
  6. Có thái ðộ ðúng mực, nghiêm túc ðối với công việc;
  7. Tuân thủ các ðiều khoản trong hợp ðồng thực tập và làm việc ðã ký;
  8. Khi có các vấn ðề phức tạp phát sinh, cần phải liên hệ ngay với Trưởng ðoàn và Trưởng nhóm, phòng HTQT và các cõ quan chức nãng ở nýớc sở tại ðể giải quyết theo ðúng trình tự, quy ðịnh;
  9. Gửi Báo cáo tình hình thực tập và làm việc ở nýớc ngoài sau mỗi 03 tháng và Bản kiểm ðiểm cuối ðợt về Phòng HTQT ðúng hạn;
  10. Khi về nước phải trình diện, báo cáo với Phòng HTQT để làm tiếp các thủ tục liên quan.

Điều 10. Trách nhiệm của sinh viên

  1. Hoàn thành công việc được giao tại cơ sở tiếp nhận làm việc;
  2. Giữ gìn hình ảnh và uy tín của cơ sở tiếp nhận làm việc ở nước ngoài;
  3. Giữ gìn hình ảnh và uy tín của trường Đại học Ngoại thương;
  4. Nếu tự ý kết thúc thời gian thực tập và làm việc sớm hơn thời hạn trong hợp đồng đã ký, phải tự chịu các trách nhiệm và hậu quả liên quan;
  5. Nếu tự ý đi ra khỏi nơi đang thực tập và làm việc hoặc sang nước khác, phải tự chịu các trách nhiệm và hậu quả liên quan.

Chương V

XỬ LÝ VI PHẠM VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Xử lý vi phạm

 Các cán bộ phụ trách chương trình và sinh viên đi thực tập và làm việc ở nước ngoài nếu vi phạm các cam kết và các quy định của Nhà trường gây hậu quả và/hoặc làm ảnh hưởng tới uy tín của Nhà trường sẽ bị xử lý theo các quy định hiện hành.

 Sinh viên trong quá trình làm việc ở nước ngoài nếu có các hành vi vi phạm luật pháp của nước sở tại, các quy định của cơ quan tiếp nhận làm việc, luật pháp của Việt Nam, các quy định của Trường Đại học Ngoại thương gây hậu quả và/hoặc làm ảnh hưởng tới uy tín của Nhà trường sẽ bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách cho tới cảnh cáo, đình chỉ, hoặc buộc thôi học tùy theo mức độ vi phạm.

Sinh viên sau khi kết thúc thời gian thực tập và làm việc ở nước ngoài nếu không về nước đúng thời hạn sẽ bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách cho tới cảnh cáo, đình chỉ, hoặc buộc thôi học tùy theo mức độ vi phạm.

Sinh viên sau khi về nước chậm trễ trong việc nộp các Báo cáo kiểm điểm, Thu hoạch thực tập, hoặc Khóa luận tốt nghiệp sẽ bị xử lý theo các quy định về quản lý đào tạo của Nhà trường. 

Điều 12. Điều khoản thi hành

Quy định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2012. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, không phù      hợp, Hiệu trưởng sẽ quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.